Hướng dẫn mua hàng
Nội dung chính
Câu chuyện về trà bắt đầu từ Trung Quốc. Theo truyền thuyết, năm 2737 TCN, lá trà từ một bụi cây rơi vào nồi nước sôi của Thần Nông (một vị vua trong truyền thuyết). Và thế là tách trà đầu tiên được ra đời.
>>>>>>>>>>>Nhà phân phối dụng cụ tiệc trà chiều
Trà lan tỏa khắp Trung Quốc, trở thành một phần văn hóa không thể thiếu. Vào thời nhà Đường, học giả Lục Vũ ghi chép lại kiến thức về trà trong "Trà kinh", tác phẩm kinh điển đầu tiên về loại thức uống này.
Những lá trà được mang đến Nhật Bản bởi một nhà sư. Trà trở thành thứ đồ uống quen thuộc, len lỏi từ cung đình và tu viện đến từng con hẻm, ngõ nhỏ. Trà đạo Nhật Bản ra đời, biến việc thưởng thức trà thành một nghệ thuật tinh tế.
>>>>>>>>>Nhà cung cấp trà CTV
Những lời đồn đại về hương vị của trà lan đến châu Âu.
Bồ Đào Nha bắt đầu giao thương với Trung Quốc, họ mang trà đến Pháp, Hà Lan và các nước Baltic.
Tại Hà Lan, trà trở thành thức uống thời thượng dành cho giới thượng lưu.
Dần dần, giá trà giảm xuống, len lỏi vào đời sống thường nhật của người dân.
>>>>>>>>>>8 điều phải biết khi tham gia tiệc trà chiều
Sau đó, trà được chở trên những con thuyền gỗ, vượt Đại Tây Dương, tạo nên cơn sốt khắp Bắc Mỹ.
Hành trình của trà là hành trình của văn hóa, giao thương và kết nối. Từ huyền thoại đến bàn ăn, trà đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống con người, mang hương vị tinh túy và những câu chuyện thú vị đến mọi ngóc ngách của thế giới.
1662 - Vua Charles II kết hôn với Catherine của xứ Braganza (Bồ Đào Nha). Tân Vương Hậu là trung tâm của sự chú ý, mọi thứ liên quan đến bà đều trở thành chủ đề bàn tán của quần thần. Catherine thường xuyên uống trà, điều này khiến các công nương khác cũng học theo thói quen này để gia nhập nhóm bạn của hoàng hậu.
Thời điểm bấy giờ, mất 12 - 15 tháng để những con thuyền chở trà vượt đại dương đến nước Anh. Chi phí vận chuyển đắt đỏ cộng thêm thuế nặng đã khiến loại đồ uống này chỉ dành cho giới thượng lưu.
Đến thế kỷ 18, dù giá cả đắt đỏ, trà vẫn trở thành thứ đồ uống yêu thích của toàn dân. Sau khi tầng lớp quý tộc uống hết lượt nước đầu tiên, người hầu của họ tiếp tục pha trà từ lá đã dùng, rồi lại bán những lá trà dùng hai lần này cho người nghèo.
1784 – Nghị viện Anh giảm thuế nhập khẩu trà từ 119% xuống còn 12,5%, khiến trà trở thành một thứ đồ uống có giá cả dễ tiếp cận hơn.
1830s - Sự phát triển của hệ thống đèn điện đã góp phần thay đổi truyền thống. Bữa tối thường được ăn lúc 5 – 6 giờ chiều, dần chuyển sang tối muộn.
1840 - Anna Maria Russell, Nữ Công tước thứ 7 xứ Bedford thường cảm thấy hơi mệt mỏi vào khoảng 5 giờ chiều. Để giúp mình tỉnh táo, bà yêu cầu người hầu chuẩn bị trà cùng một ít bánh ngọt và bánh mặn nhẹ nhàng. Bà thường xuyên mời bạn bè đến thưởng trà chiều. Nhờ thế, thú vui tao nhã này nhanh chóng lan rộng trong giới quý tộc, bao gồm cả Hoàng và Nữ hoàng Victoria.
Bữa trà chiều của tầng lớp quý tộc, với những món ăn nhẹ nhàng được gọi là ‘low tea’, khác hẳn với 'high tea' của giới công nhân. High tea được xem như bữa ăn chính, với: thịt nguội, phô mai và bánh mì, dành cho người lao động sau khi trở về nhà từ nhà máy hay đồng ruộng.
Cuộc Cách mạng Công nghiệp đã chứng kiến dòng người lao động rời bỏ nông thôn để đến với nhà máy, mỏ than, văn phòng và cửa hàng. Họ đem bữa trưa đi làm việc xa, và mong chờ bữa ăn chính khi trở về nhà vào khoảng 6 giờ tối. Bữa ăn này không cầu kỳ, mà ưu tiên sự no bụng và được gọi là "high tea" do thường được dọn trên chiếc bàn ăn cao trong bếp.
Trái ngược với nó, ‘low tea’ chỉ những bữa uống trà nhâm nhi, ăn kèm các loại bánh ngọt. Đây là thói quen chỉ thấy ở tầng lớp thượng lưu
Trà chiều thời kỳ này mang tính chất giao lưu xã hội hơn là một dịp ăn uống. Các nữ quý tộc không dự tiệc trà để no bụng, mà để gặp gỡ bạn bè, cập nhật tin tức, thời trang.